- Founder: người sáng lập/ nhà sáng lập. Đối với Startup, “Founder” là một hoặc một vài người tìm ra một ý tưởng mới và muốn phát triển nó thành một sản phẩm/ dịch vụ cụ thể.
VD: Mark zuckerberg – founder của Facebook, Lê Hồng Minh- founder của VNG, …
- Bootstrapping: Tự lực. Startup sẽ sử dụng nguồn vốn nội lực để thực hiện ý tưởng của mình. Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, và ý tưởng cũng chưa đủ lực để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Một số Startup có nguồn vốn lớn, quá trình tự lực sẽ kéo dài hơn.
- Funding: Gọi vốn. Khi nguồn vốn tự lực không còn đủ để duy trì và tiếp tục phát triển ý tưởng, các startup phải tiến hành kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư. Quá trình có thể trải qua nhiều vòng và với mỗi lần kêu gọi vốn, doanh nghiệp startup sẽ được định giá lại.
- Crowd Founding: Gọi vốn cộng đồng.
- Incubator/ Accelerator: Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp. Những tổ chức này sẽ đứng ra tư vấn các vấn đề về pháp lý, chính sách, chuyên môn, không gian làm việc và vốn cho các Startup nhằm mục đích chính là giúp Startup có được những khách hàng đầu tiên và dễ dàng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư sau này.
- Angel Investor: Nhà đầu tư thiên thần, là những nhà đầu tư có số vốn nhỏ, thường là những nhà đầu tư cá nhân và thân quen với bạn như gia đình, bạn bè, người thân,…Giai đoạn đầu các Startup chưa có kinh nghiệm và uy tín, sản phẩm mới vẫn còn trong trứng nước sẽ khó để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn hơn. Chỉ người thân như gia đình, bạn bè những người tin tưởng và hiểu được khả năng của bạn sẽ có khả năng đầu tư cho dự án của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, số tiền đầu tư trong giai đoạn này thường không lớn đủ đến khi sản phẩm thực sự phát triển và mang về doanh thu. Do đó, bạn cần bước vào vòng cấp vốn.
- Capital Investor: Nhà đầu tư tài chính. Là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào những Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Do đó, để thành công trong giai đoạn này, các Startup nên cố gắng đem về những thành công nhất định trước khi tìm gặp các nhà đầu tư.
- Strategic Investor: Nhà đầu tư chiến lược vừa đầu tư tài chính vừa cùng làm việc với Startup. Họ sẽ là người hỗ trự Startup rất nhiều trong quá trình phát triển công ty.
- Venture Capital. Một quỹ đầu tư mạo hiểm thường là đồng sở hữu của rất nhiều nhà đầu tư tài chính. Do đó, để lấy được nguồn quỹ này, các Startup sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục các nhà đầu tư.
- Piching: Thuyết trình. Vấn đề quan trọng nhất quyết định việc kêu gọi vốn có thành công hay không là thuyết trình. Startup phải trình bày như thế nào để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và họ cảm thấy mình sẽ được những lợi ích gì khi đầu tư phát triển dự án này.
- Term Sheet là tài liệu đưa ra các điều khoản mà nhà đầu tư yêu cầu đối với Startup. Dù Piching thành công, Startup cũng phải thỏa được những điều kiện mà nhà đầu tư đưa ra trước khi nhận được vốn từ họ. Nội dung chính của 1 bản Term Sheet thường gồm: số tiền, cách giải ngân, số lượng cổ phần sở hữu, điều kiện thoát,…
- Growth Hacking: là một cách làm Marketing mới dành cho Startup, bắt đầu từ việc tăng trưởng người dùng thay vì làm thương hiệu như trước đây.
- Exiting: Thoái vốn/ Hoàn vốn. Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành. Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh, Startup sẽ tiến hành thoái vốn/ hoàn vốn cho nhà đầu tư theo ty lệ đã thỏa thuận. Có 2 cách để Exiting:
- Merger and Acquisition (M&A): Mua bán và sát nhập. Startup sẽ bán công ty để thu về tiền mặt hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. M&A có thể là bán toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp, từng sản phẩm, sở hữu trí tuệ,… Phần lớn Startup không mong muốn chọn giải pháp này. Đây thường là lựa chọn của những doanh nghiệp đã đi vào giai đoạn thoái trào.
- IPO: Đưa công ty lên sàn chứng khoán. Lúc này công ty không còn được gọi là Startup nữa vì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư bằng cách mua cổ phiếu mà công ty phát hành.
|
|