• 208 Diên Hồng St., Quy Nhon
  • (0256)3525755
  • bihub.vn@gmail.com
1 Tháng Chín 2017 - 3:59, by

 

Ông Nguyễn Hữu Hà

Năm 2017, lần đầu tiên, Sở KH&CN tổ chức chương trình ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN), nhằm hỗ trợ các DN mới phát triển.

Theo Phó Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Hữu Hà chương trình sẽ hỗ trợ các DN mới thành lập hoạt động dưới 5 năm, sản phẩm đã và đang thương mại hóa trên thị trường, mô hình kinh doanh sáng tạo, sản phẩm có hàm lượng KH&CN, có tiềm năng phát triển; và DN đang cần sự hỗ trợ để phát triển sản phẩm, hoàn thiện mô hình kinh doanh phát triển thành DNKN chất lượng và bền vững.

* Với mục tiêu nói trên, các DN phải đáp ứng những tiêu chí nào để được chương trình hỗ trợ, thưa ông?

– Chúng tôi sẽ tuyển chọn 3 dự án xuất sắc để tiến hành ươm tạo. Quy trình tuyển chọn thông qua 2 vòng sơ tuyển và chung khảo, với sự tư vấn của chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp hàng đầu trong nước. Các dự án được chọn phải đáp ứng các tiêu chí: sản phẩm/dịch vụ sáng tạo và thu hút người dùng; DN có tầm nhìn và mục tiêu cụ thể; mô hình kinh doanh, kế hoạch, giải pháp phát triển và khả năng cạnh tranh khả thi; nhân lực pháttriển; khả năng hỗ trợ của chương trình và kết quả DN mong đợi.

 

 

 

– 3 ý tưởng khởi nghiệp được chọn hỗ trợ năm 2016 tham gia chương trình tiền ươm tạo cơ bản, trong đó hỗ trợ đào tạo, tư vấn các nội dung về tư duy thiết kế, xây dựng mô hình kinh doanh, thị trường, khách hàng, kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình, xây dựng đội nhóm. Thông qua quá trình hỗ trợ, chỉ có mô hình “Chăn nuôi và trồng trọt tổng hợp sinh học chất lượng cao” của Công ty CP Thực phẩm sạch Thái Long phát triển có doanh thu, xây dựng nhận dạng thương hiệu, tìm kiếm được nhiều đối tác trong và ngoài tỉnh… Đến nay, dự án đã có nhà đầu tư tham gia góp vốn. Tuy nhiên, vấn đề về vốn, cơ chế chính sách vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cần phải có sự chung tay hỗ trợ từ các sở, ngành.* Năm 2016, Bình Định tổ chức cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp cấp tỉnh lần thứ I, cũng đã chọn 3 ý tưởng xuất sắc để hỗ trợ phát triển DNKN. Tuy nhiên, quá trình hỗ trợ 1 năm qua cho thấy còn rất nhiều “vấn đề”…

2 ý tưởng còn lại (“Dịch vụ chăm sóc cho người cao tuổi” – nhóm sinh viên Trường CĐ Y tế Bình Định, “Tuổi trẻ với giá trị truyền thống” – nhóm sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn), các bạn vẫn đang là sinh viên, hoặc mới tốt nghiệp ra trường nên thời gian và tâm huyết theo đuổi ý tưởng chưa thật sự thỏa đáng. Bên cạnh đó, đặc thù ngành, lĩnh vực để phát triển thành DNKN còn nhiều khó khăn trong vấn đề pháp lý.

* Trên thực tế, DNKN đa số là DN nhỏ, siêu nhỏ và khởi nghiệp là hoạt động rủi ro rất lớn. Vậy làm thế nào để thực hiện hiệu quả hoạt động này?

“Trước mắt, chương trình ươm tạo DNKN hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo để giúp họ phát triển tốt hơn; khuyến khích mạnh mẽ hơn tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng xã hội. Chúng tôi mong muốn tiếp cận, hỗ trợ nhiều DN khởi nghiệp hơn, giúp các DN mới kết nối với các chuyên gia, tư vấn, đầu tư, các DN giàu kinh nghiệm; thông qua đó tìm kiếm nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Các bạn trẻ hãy mạnh dạn bứt phá, chúng tôi luôn hỗ trợ và đồng hành”.

Ông NGUYỄN HỮU HÀ, Phó Giám đốc Sở KH&CN

– Trong cách tiếp cận mới về hỗ trợ khởi nghiệp theo tinh thần của Đề án 844/QĐ-TTg về Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025, các dự án khởi nghiệp sáng tạo cần phát triển dựa trên tài sản trí tuệ, mô hình kinh doanh mới và công nghệ phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Vì vậy, để phát triển khởi nghiệp kinh doanh bền vững cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ từ DN, cũng như sự song hành hỗ trợ của Nhà nước lẫn sự hợp tác, liên kết của các tổ chức xã hội. Trong đó, cần thúc đẩy nhanh việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mà Nhà nước – đóng vai trò điều phối chính, cung cấp hạ tầng, xây dựng chính sách và “vốn mồi” giai đoạn đầu; các DNKN cũng cần tiếp cận với hệ thống đào tạo đổi mới sáng tạo, sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, sự kết nối và hợp tác từ cộng đồng mạnh mẽ hơn… Có vậy, rủi ro cho DNKN sẽ giảm và phát triển chất lượng hơn.  

Về phía chính quyền, chỉ hỗ trợ về kết nối và các chính sách trong phạm vi có thể. Do đó, sự chung tay góp sức của các DN thành công, những chuyên gia khởi nghiệp trong chia sẻ, hỗ trợ, kết nối cho các DN nhỏ là thật sự rất cần thiết.

* Như vậy, quá trình ươm tạo DNKN cần có sự trợ lực của nhiều yếu tố?

– Như tôi đã nói ở trên, cần nhiều yếu tố để mở rộng cơ hội phát triển cho các DNKN. Tuy nhiên, hệ sinh thái khởi nghiệp mới bắt đầu hình thành tại Bình Định hơn 1 năm nay. Để làm được điều này phải mất vài năm với sự nỗ lực và chung tay hợp sức của các sở, ngành, DN và cần có sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh trong phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Hiện, Sở KH&CN đã trình UBND tỉnh xin chủ trương xây dựng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2025, với định hướng xây dựng chính sách nhằm huy động nguồn lực tổng thể cho các mục tiêu phát triển; hình thành khu dịch vụ tổng hợp hỗ trợ khởi nghiệp; nâng cao năng lực nguồn nhân lực về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng các kênh truyền thông, kết nối, hợp tác nguồn lực trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, hình thành không gian khởi nghiệp chung (coworking space). Chúng tôi cũng sẽ tham mưu cho tỉnh phát triển Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, Quỹ đầu tư mạo hiểm theo tinh thần của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa.

Như đã nói, hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh còn sơ khai, để có được tiếng nói chung, Sở KH&CN sẽ tham mưu cho tỉnh thành lập tổ tư vấn về khởi nghiệp, phát huy vai trò chỉ đạo điều hành, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và tạo ra nhiều DNKN.

Nguồn: Thu hiền – Báo Bình Định

Bài viết cùng chuyên mục